Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất?

Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất?

Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất?(2010-11-05 07:50:00)

Giấy chứng nhận (GCN) được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo từng thửa đất.

 


Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một GCN chung cho các thửa đất đó. Thửa đất có nhiều người sử dụng đất, nhiều chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì GCN được cấp cho từng người sử dụng đất, từng chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất. GCN được cấp cho người đề nghị cấp giấy sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến cấp GCN, trừ trường hợp không phải nộp hoặc được miễn hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật;trường hợp Nhà nước cho thuê đất thì GCN được cấp sau khi người sử dụng đất đã ký hợp đồng thuê đất và đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng đã ký.
* Chính sách đối với người học nghề là lao động nông thôn?

Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới ba tháng) với mức tối đa ba triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); hỗ trợ tiền ăn với mức 15 nghìn đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200 nghìn đồng/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên. Lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới ba tháng) với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế). Lao động nông thôn khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới ba tháng) với mức tối đa hai triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế). Mỗi lao động nông thôn chỉ được hỗ trợ học nghề một lần. Những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước thì không được hỗ trợ học nghề theo chính sách này. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm, nhưng tối đa không quá ba lần.
* Phương thức thanh toán tiền mua bán, cho thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp?
Phương thức thanh toán tiền mua bán, cho thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp do chủ đầu tư dự án và bên mua, bên thuê, bên thuê mua thỏa thuận trong hợp đồng theo nguyên tắc: Ðối với nhà ở thu nhập thấp dành để bán thực hiện theo hình thức trả tiền một lần hoặc trả chậm, trả dần (trả góp). Nếu chủ đầu tư dự án thỏa thuận huy động tiền ứng trước của khách hàng thì công trình nhà ở đó phải có thiết kế đã được phê duyệt và đã xây dựng xong phần móng. Trường hợp mua trả góp thì người mua nhà phải nộp lần đầu không quá 20% giá nhà ở (trừ trường hợp người mua có thỏa thuận khác với chủ đầu tư dự án). Ðối với nhà ở thu nhập thấp dành để cho thuê thì người thuê nhà thanh toán tiền thuê nhà hằng tháng theo thỏa thuận trong hợp đồng. Ðối với nhà ở thu nhập thấp dành để cho thuê mua thì người thuê mua nhà nộp lần đầu không quá 20% giá nhà ở (trừ trường hợp người mua, thuê mua có thỏa thuận khác với chủ đầu tư dự án). Thời gian thanh toán số tiền còn lại (ngoài số tiền đã trả lần đầu) do chủ đầu tư và người thuê mua tự thỏa thuận, nhưng tối thiểu là mười năm. Phương thức thanh toán cũng do chủ đầu tư và người thuê mua nhà thỏa thuận (có thể trả hằng tháng, hằng quý hoặc theo định kỳ).
* Việc xử phạt hành vi hút thuốc lá tại nơi công cộng?
Từ ngày 1-1-2010, hành vi hút thuốc lá tại nơi công cộng như: Nhà trẻ, lớp học, rạp chiếu phim, nhà hát, nhà văn hóa, thư viện, các cơ sở y tế, khu vực sản xuất, nơi làm việc trong nhà, nơi có nguy cơ cháy nổ cao và trên các phương tiện giao thông công cộng sẽ bị xử phạt. Mức xử lý từ nhắc nhở, cảnh cáo đến phạt tiền 50 nghìn đến 100 nghìn đồng cho mỗi lần vi phạm. Thanh tra chuyên ngành của các bộ, ngành, UBND có nhiệm vụ kiểm soát việc thực hiện và xử phạt.
* Chuyển nhượng đất đai không đúng thủ tục quy định thì bị xử phạt như thế nào?

Phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến hai triệu đồng tại khu vực nông thôn, phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến năm triệu đồng tại khu vực đô thị đối với hành vi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai. Phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến năm triệu đồng tại khu vực nông thôn, phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng tại khu vực đô thị đối với hành vi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phi nông nghiệp mà không thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai. Ngoài ra phải thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai.
Luật gia: Thu Hiền

Các bài khác:

  • Thiết kế, thi công xây dựng công trình.
  • Giới thiệu Dịch vụ Thiết kế Nội ngoại thất

 

Hotline: 098 919 7535