Tìm hiểu về biển báo giao thông trên các tuyến đường đối ngoại theo Hiệp định GMS

Tìm hiểu về biển báo giao thông trên các tuyến đường đối ngoại theo Hiệp định GMS

Tìm hiểu về biển báo giao thông trên các tuyến đường đối ngoại theo Hiệp định GMS(2016-03-05 10:25:00)
Tìm hiểu về biển báo giao thông trên các tuyến đường đối ngoại theo Hiệp định GMS
Bài viết này xin cung cấp một số thông tin về các loại biển báo hiệu sử dụng trên các tuyến đường đối ngoại theo Hiệp định GMS được sử dụng tại Việt Nam

 Hiện nay, khi tham gia giao thông trên đường bộ, nhiều người trong chúng ta nhìn thấy một số kiểu biển báo hiệu giao thông có hình thức và nội dung khác với 6 loại biển báo hiệu giao thông từ trước đến nay ở Việt Nam, thậm chí có nhiều biển báo lần đầu tiên xuất hiện. Đó là hệ thống biển báo hiệu sử dụng trên các tuyến đường đối ngoại xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2010 theo tinh thần củaHiệp định về tạo thuận lợi cho vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới các nước tiểu vùng Mê Kông mở rộng (gọi tắt là Hiệp định GMS) mà Việt Nam là một trong những nước đầu tiên tham gia vào năm 1999. Việc triển khai lắp đặt hệ thống biển báo trên các tuyến đường đối ngoại theo Hiệp định GMS nhằm giúp cho người điều khiển phương tiện giao thông, người tham gia giao thông là người nước ngoài nói chung và công dân các nước tham gia Hiệp định GMS nói riêng có thể nhận biết được các báo hiệu trên đường giao thông ở Việt Nam phục vụ cho hành trình được thuận lợi, an toàn và nhanh chóng (điều này cũng có ý nghĩa, tác dụng đối với người tham gia giao thông là người Việt Nam).
 Để giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về các loại biển báo hiệu giao thông này, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin về các loại biển báo hiệu sử dụng trên các tuyến đường đối ngoại theo Hiệp định GMS như sau:
 1. Biển hiệu lệnh có tác dụng trong khu vực:
Để báo cấm, hạn chế hay chỉ dẫn có hiệu lực cho tất cả các tuyến đường trong một khu (hiệu lực cho cả khu vực) phải cắm biển “Bắt đầu vào khu vực” bao gồm các biển:
– E,9a: Cấm đỗ xe                                   – E,9b: Cấm đỗ theo giờ
– E,9c: Khu vực đỗ xe                 – E,9d: Hạn chế tốc độ tối đa
 

 
Từ “ZONE” được biểu thị ở phía trên và chi tiết cấm, hạn chế hay chỉ dẫn được biểu thị ở bên dưới.
2. Biển báo hiệu hết hiệu lực khu vực:
Để chỉ dẫn ra khỏi khu vực có báo cấm, hạn chế hay chỉ dẫn có hiệu lực trong một khu vực phải cắm biển “Ra khỏi khu vực” bao gồm các biển:
– E,10a: Hết cấm đỗ xe                      – E,10b: Hết cấm đỗ theo giờ
 
– E,10c: Hết khu vực đỗ xe                – E,10d: Hết hạn chế tốc độ tối đa
 

3. Biển báo hiệu có “Hầm chui” và “Hết hầm chui”:
 
Bao gồm 2 biển số E,11a: “Đường hầm” và biển E,11b: “Hết đường hầm”. Người tham gia giao thông trên đoạn đường bắt đầu gặp biển E,11a đến khi gặp biển E,11b phải chấp hành quy định giao thông khi đi qua đường hầm tại Điều 27 – Luật Giao thông đường bộ.
 

4. Biển báo hiệu “Điểm bắt đầu dường đi bộ”:
 
Để chỉ dẫn cho người đi bộ và người điều khiển phương tiện giao thông biết nơi dành cho người đi bộ sang đường. Kí hiệu biển: F,9.
 

5. Biển báo hiệu có cắm trại, nhà nghỉ lưu động, nhà trọ:
Để chỉ dẫn sắp đến nơi có vị trí cắm trại, nơi tập kết nhà lưu động, nhà trọ bao gồm 4 kiểu:
– F,10: Nơi cắm trại                                    – F,11: Nơi dành cho nhà lưu động
– F,12: Nơi cắm trại và nhà lưu động biển – F,13: Nhà trọ

6. Biển chỉ dẫn tới địa điểm cắm trại, tới nhà trọ:
 
Để chỉ dẫn khoảng cách từ nơi đặt biển nơi cắm trại, nơi có nhà trọ; gồm 2 biển: G,7: Địa điểm cắm trại và G,8: Địa điểm nhà trọ.
 

7. Biển chỉ dẫn tới địa điểm đỗ xe dành cho lái xe muốn sử dụng phương tiện công cộng:
 
Biển số G,9b. Chữ “METRO” có thể thay thế bằng hình vẽ.
 

8. Biển chỉ dẫn tên đường:
 
Đây là ký hiệu chung chỉ đường giao thông xuyên Á (các tuyến đường có lắp đặt hệ thống biển báo này cho phép các xe mang biển kiểm soát của các nước tham gia Hiệp định GMS sẽ được phép lưu hành). Chữ “AH” được ghi trên các biển giao thông là viết tắt của Asian Highway (đường xuyên Á). Theo hướng dẫn của Cục Đường bộ Việt Nam, các tuyến đường bộ đối ngoại ở Việt Nam bao gồm: AH1, AH13, AH14, AH15, AH16, AH17, AH131, AH132.
 

 
Ngoài ra, trong hệ thống biển báo hiệu Việt Nam ban hành theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29/5/2012 ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” (QCVN 41:2012/BGTVT) có một số kiểu biển báo được điều chỉnh về mặt nội dung (thêm chữ bằng tiếng Anh) trong nội dung của biển báo để tiện cho người nước ngoài tham gia giao thông trên các tuyến đường đối ngoại theo Hiệp định GMS. Ví dụ:
 

 
Đặng Đức Minh – Trung tâm NCATGT








Các bài khác:

  • Hai Vu –Áp dụng Quý III-2019 -Công bố báo giá hộ lan mềm, biển báo, đèn tín hiệu & vật tư đảm bảo giao thông
  • Màng Phản quang giao thông – Theo TCVN 7887-2008
  • Hệ thống Biển báo hiệu sử dụng trong giao thông đường bộ tại Việt nam
  • Tủ điều khiển 2phase – 3phase – 4phase
  • Đèn tín hiệu giao thông
  • Giới thiệu biển báo phản quang
  • Thiết bị bảo vệ nơi đỗ xe
  • Ốp góc & dẫn hướng trong bãi đỗ xe
  • Băng cảnh báo, biển hiệu & hàng rào cách ly
  • Gậy chỉ huy giao thông – Cảnh báo đỗ xe
  • Đèn, tín hiệu cảnh báo
  • Đinh Phản quang
  • Gờ chặn xe trong bãi đỗ
  • Dải phân cách – Đảo giao thông
  • Cọc tiêu Phản quang
  • Tấm trải đường
  • Tấm chống chói
  • Áo Phản quang
  • Gương cầu
  • Dải phân cách – Đảo giao thông
  • Gờ giảm tốc cao su




  • Hotline: 098 919 7535